Saturday, October 27, 2007

IIPM 13.10.2007

Today was the first day-off in Saturday. We had nothing to do for interest. But then we implemented a small party and invited Kitti( fesaitus@yahoo.com), Michael( michael_blake_n@ yahoo.com) and Ball. But Kitti and Michael had gone to Rourkela for shopping so just Ball joined with us. In morning, after breakfast I and Ball went to market to prepare for party, we bought 3kgs chicken meat and some kinds of tubers and vegetables. Although there were not enough vegetables here for hot-pot, we made a delicious party with chicken hot-pot.
After dinner, Kitti took us to one bar outside IIPM and I was suffered from his mix which was combination beetween strong wine(McDowell), Coca and water. Kitti, Michael and I planed one project for 10weeks. The project was "Supply water efficient control", in project I would be responsible for PLC, Kitti mechanic and Michael electrical.

IIPM 12.10.2007

We went to Rourkela centre after morning lecture. We waited for Kitty and Michael very long time be cause 2 rich guys had gone shopping. I and Mr.Thanh bought an electric kettle, fortunately before paid, an electric kellte blew when we tested.
In night, I Mr.Cuong and Mr.Hung drank one kind of Indian wine: Magic moment, then we slept very well.

IIPM 11.10.2007



I don't want to write my blog in English but I think It's an opportunity for me to practice writing English because my friends : Ball, Kitty and Michael will help me fix mistakes.
Today, we got small discussion with some Professors in IIPM, they asked about our qualification, marital status, position and how many countries we had been to. Ball said she was going to get married the year after this year. Then after TeaBreak we went to electronics laboratory to have Pre-test exam with Mr.Nan( who was responsible for my class). I was confused because Kitty talked too fast I couldn't catch his words. The labovatory looked very modern and diversified in training kits with converters, ocsillators, microprocessors...
The lunch was good because Mr.Bayar supported us one kind of yoghurt which a bit sour so that we had to put sugar in.
The trip from IIPM to Rourkela centre really made me upset. After very long road to one Bank to exchange money, but at 4pm the Bank closes so we must have waited for 1 hour to return IIPM. We walked around Rourkela centre to spend our time. When saw an another bank, we came in to ask for money exchange. The bank staff received my money but then se said the system had been down. I was very angry because I waited for her too long and was listened to them too much. Why they were so stupid because that was just one answer "can" or "can't".
When returned bus, I forgot my bag in ICIC bank, so I went back there. Ball was so nice, she went along with me. Thank her much.

IIPM 10.10.2007



Hôm nay chán thấy mồ. Vẫn phải đợi 2 ông Irắc. Kitty có vẻ là 1 gã nói nhiều. Gặp ai cũng khóc lóc về quãng đường từ Kolkata về Rourkela. Ông ta nói ở Fiji không có nghèo đói như ở Ấn. Ông ta và Michael thi nhau nói xấu Mustapha( một số chuyện xấu xa đó kô tiện kể lại) bởi gã Sudan theo đạo Hồi và hơi lập dị. NÓi thế chứ gã Sudan có cái laptop hơi xịn, nhưng hắn toàn đọc kí tự như giun như dế chả hiểu gì cả. Trên tivi có truyền hình trực tiếp buổi cầu kinh Coran, trong phòng Mustapha dù đóng cửa tôi vẫn nghe được tiếng tụng kinh giống trong TV( chắc anh ta dùng radio). Kitty lại pha trò, anh ta chỉ vào TV với giáo đường hàng nghìn người Hồi giáo đang cầu nguyện: " nếu ở giữa chỗ này mà nói: tôi theo đạo Phật thì sao nhỉ". Mọi người phải bắt anh ta nói bé thôi.

Nói chuyện với Karma, anh ta nói nước Bhutan gần Ấn nên anh ta có thể nói chuyện với dân bản xứ ở đây. Anh ta miêu tả đất nước Bhutan trong lành và là "land of thunder dragon". Anh ta có vẻ khoái Bruce Lee.

IIPM 9.10.2007


Ngày đầu tiên vẫn kô học vì chờ 2 người Irắc. Chúng tôi được tham gia hội thảo của sinh viên MBA ở đây có tên là "achieving corporate excellence through good governance", có 2 nhóm sinh viên phát biểu với 2 đề tài "product chain management" và "Strategy of customer management". Các giáo sư và sinh viên phát biểu về toàn cầu hóa, về cơ hội của người ấn và nhận xét về các nước khác như toàn cầu hóa là điều kô thể tránh khỏi vậy.



Lúc 10h tối, 1 gã tên là Kitty từ Fiji sang phòng chúng tôi. Lúc đó chúng tôi ngồi với Micheal. Kitty kêu khóc cả buối tối hôm đó về chuyến đi, ông ta nói đời ông ta chưa nhìn thấy thứ gì dã man hơn thế khi đi tầu hỏa từ Kolkata về Rourkela. Ông ta khoe rất hào hứng về Fiji vô địch thế giới môn Ruby. Trông ông ta cũng to như các cầu thủ Ruby vậy. Ông ta trông trẻ nhưng đã 40 và có 2 con, và đang là giáo viên dạy môn máy nổ ở 1 trường đại học ở Fiji. Nhưng Kitty cùng lớp với tôi, vì ông ta muốn học thêm về điện tử. Khi tôi nói tôi mong học hỏi được nhiều từ ông ta, ông ta nói chúng ta cùng giúp nhau tiến bộ.

Trẻ nhất lớp tôi là 1 gã đến từ Bhutan, nó 23 tuổi. Nó đang là giáo viên ở 1 trường học ở Bhutan, dạy môn điện tử. Tên làm Karma. Nó lùn và mặc áo trông ngộ dã man.

Friday, October 26, 2007

Indian Institute of Production management 7/10/2007


Chúng tôi đi từ 8h tối t7 đến 0h ngày 7/10/2007 mới đến sân bay Kolkata của Ấn. Sau khi transit ở TháiLand thấy quá ngỡ ngàng bởi cái sân bay ẤN chuối hơn cả CátBi nhà mình. Đợi chúng tôi kô phải là Rai hay Mathew như dự tính mà là 2 người bản xứ nói English bập bõm. Sau mới biết Mathew có rắc rối với 2 người Irắc cùng lớp chúng tôi, họ mang hành lí quá khổ và gặp rắc rối khi trasit qua 5 nước để đến ẤN Độ.

Ra ngoài sân bay mới biết cái khu này nó củ chuối. 12h đêm mà mọi người tưởng là sống trong các film truy tìm cổ vật hay 80 ngày vòng quanh thế giới vậy. Mưa lâm thâm cùng đám người bẩn thỉu, những chiếc xe ôtô chạy dầu cổ lỗ của những năm 80 không điều hòa, cửa cài bằng then. Tất cả tạo ra khung cảnh làm mọi người chán nản. Học ở đây chắc chết quá, kô biết sao lại đến chỗ khỉ ho cò gáy này. Những gã tài xế phóng ầm ầm kô luật lệ, những người đàn ông khuân vác đen sì trong một 1 đêm mưa. Một khung cảnh kô thể thê thảm hơn.

Tồi tệ hơn cả là khi đến ga Kolkata để đi tàu hỏa đi Rourkela, quãng đường là hơn 400km. Khi mọi người đến là khoảng 5h sáng. Hàng đoàn người la liệt nằm khắp phòng chờ tồi tàn và bẩn thỉu. Người ngồi trên ghế, người nằm dưới đất, xung quanh có những bồn chứa đất mà sau này mới biết là nơi để nhổ bọt. Lúc 6h sáng, người đàn ông ngồi cạnh tôi cùng nhiều người khác nhổ bọt vào bồn ấy. Mọi người hoảng sợ khi nhìn cảnh ấy. Dù đói nhưng chúng tôi ko thiết ăn nữa bởi đám người bẩn thỉu và đói rách. Xung quanh treo đầy những lời nhắc nhở cẩn thận những thứ kô biết là gì hay ở dưới ghế ngồi bởi có thể có bomb. Khi đưa chúng tôi lên tàu, 2 người bản xứ nói họ kô đi với chúng tôi vì khi đến Rourkela sẽ có người đưa chúng tôi đến đó. Mọi người thực sự lo lắng vì chúng tôi chưa đổi tiền Ruby vì nghĩ sang đây sẽ được phát tiền ngay. Lo sợ bởi chẳng may kô đến được Rourkela mà sang 1 nơi khác vì ga ROurkela kô phải là ga cuối mà chúng tôi kô có Ruby và nơi khỉ ho cò gáy này kô có chỗ đổi tiền.

Ngồi trên tàu hỏa mới biết Ấn quả là rộng lớn, những cánh đồng, những thảo nguyên thẳng cánh cò bay. Nhưng nhiều nơi nghèo quá, ăn xin ăn mày nhiều và kinh hơn cả Việt Nam. Nước mình quả vẫn hay hơn họ.

Những người Ấn rất tốt. Trên tàu 1 người thanh niên Ấn nói tiếng ANh cho biết anh làm ở Tata, gần đến Rourkela. Biết tôi lo lắng vì lạc ga Rourkela, a nói tiếng bản xứ cho người đàn ông rất phúc hậu bên cạnh. Ông kô nói được tiếng Anh nhưng đưa tay lên trái tim, ý rằng: tin tôi, tôi sẽ đưa bạn tới nơi cần đến. Ông đưa chúng tôi đến Rourkela, nhưng ra ngoài ga Rourkela quả là thảm họa, đám thanh niên chen chúc, chúng tôi tay sách vali, vừa che túi quần vì sợ móc mất ví và hộ chiếu. May thay có xe IIPM đón chúng tôi ở ngoài nếu kô kô biết thế nào.

Khi đến IIPM, quả thật mọi người ngỡ ngàng trước nơi này. Nằm trên quả đồi lớn, đây quả là nơi lí tưởng để chuyên tu với phòng tập thể thao, không gian yên tĩnh và trong lành. Môi trường học ở đây rất chuyên nghiệp khác hẳn ViệtNam, mọi người thân thiện, chúng tôi có nhiều bạn bè từ Á, Phi họ nói tiếng ANh tốt hơn hẳn người Việt. Mọi thứ khác xa với Kolkata, mọi người cảm thấy thật hài lòng và tin rằng sẽ học được nhiều ở đây. Chúng tôi gặp rắc rối vì 2 tuần nữa mới được phát tiền Ấn vì thế chúng tôi kô thể ra chợ mua đồ về nấu nẩu vì món ăn ít rau quá. Chúng tôi kô gặp rắc rối với món Ấn vì nhà bếp chế biến riêng cho khẩu vị cho từng nhóm nước. Tôi kết thân với 1 cô bạn người TháiLand rất xinh tên là Parichart Suttiprasit(booruball@hotmail.com) nhưng cô thích gọi là Ball thôi. Đám sinh viên học MBA ở IIPM rất thân thiện, họ luôn giúp đỡ tôi khi cần. và ai cũng xúm lại quanh cô bạn người Thái mỗi khi gặp. Một anh bạn khác từ PAPUA NEW GUINEA tên là Micheal Blake, anh ta 36 tuổi 3 con học cùng lớp IEI ở IIPM với tôi. ANh là giáo viên một trường lớn nhất PAPUA, anh ta cùng phòng chúng tôi và nói tiếng ANh tuyệt vời, chuẩn như từ điển vậy. Chúng tôi thường buôn chuyện với anh ta cả đêm vì anh ta, và cô bạn Thái đã đi rất nhiều nước Á, Âu. Một anh bạn cùng phòng người Sudan nói tiếng ANh cực chuối tên là Mustapha, chúng tôi gọi anh ta là BigBaby vì lúc nào trông cũng ngờ ngệch.

Loi to tinh khong lang man


Gửi con gái,

Dường như tình yêu đầu tiên lại làm con mệt mỏi. Con loay hoay với những thứ váy áo mà con vốn không thích mặc.

Bực bội với đôi mắt một mí "hàng độc" của mình. Bố thấy con buồn nhiều hơn là vui, con không tự tin khi là mình nữa.

Đúng là thật dễ để "quyến rũ" một người, nhưng thật khó để người ấy biết rằng ta không hoàn hảo.

Bố và mẹ đã yêu nhau được gần 30 năm. Mẹ từng là một cô gái được nhiều người để ý, mẹ đẹp và học giỏi. Nhưng tại sao mẹ lại chọn bố, một người không có gì đặc biệt? Có lần mẹ nói rằng, duy nhất bên bố, mẹ có thể biểu diễn điệu cười "khủng khiếp" của mẹ. Bởi mẹ biết bố yêu nụ cười ấy.

Mẹ tự ti vì đôi bàn chân của mình, và vẫn thường đi những đôi giầy kín mu bàn chân. Nhưng bên bố, mẹ có thể cởi bỏ những đôi giầy cao gót rất điệu của mình và thu cả hai chân trần lên ghế. Bên bố mẹ có thể thực sự là mẹ, trên từng milimét vuông. Đó chính là sự tin cậy. Niềm tin cậy tạo nên bầu không khí an toàn để những tình cảm thân mật, âu yếm nảy sinh. Và những người yêu nhau có thể giao phó vào tay nhau cả quá khứ, hiện tại và tương lai của mình.

Con có thể phải lòng hai người con không tin cậy, nhưng thật khó mà có thể chung sống với họ. Trong tình yêu, con phải được thật là mình. Mặc cho tất cả những mưu mẹo nho nhỏ chúng ta vẫn thử và có thể gây ấn tượng được với người ta yêu trong buổi ban đầu hò hẹn, thì tình thân mật gắn bó lại dựa trên những gì mà những người yêu nhau biết về nhau.

Người ấy cần phải biết cái tôi thực của con - con như thế nào khi con mệt mỏi, tức giận, nản lòng, phấn chấn. Người ấy phải yêu con như con vẫn thế, chứ không phải yêu cái hình ảnh hoàn hảo mà người ấy hi vọng có ở nơi con.

Con đã xem phim Nhật ký tiểu thư Jones rồi, đúng không? Có một cảnh mà Mark Darcy nói với "tiểu thư" Jones rằng "Anh thích em, như em vẫn vậy". Và cô ấy hoàn toàn bị chinh phục. Tại sao lại có thể có một phản ứng mạnh như vậy cho một câu "tỏ-tình-không-hề-lãng-mạn"? Bởi vì Mark nói với cô ấy rằng anh ta thật sự nhìn cô ấy và anh ta yêu những cái anh ta nhìn thấy. Anh ta không nói anh thích cô ấy gầy đi mười cân, ăn mặc cho lịch thiệp hơn chút nữa hay xinh hơn một chút. Anh thích cô ấy như cô ấy vẫn thế, vô điều kiện. Cô ấy không cần phải cố gắng để gây ấn tượng với anh ấy, bởi Mark thực sự bị gây ấn tượng rồi.

Sự tin cậy không thể tự nhiên mà có, dù đó là hai người yêu nhau say đắm. Nó cần nhiều thời gian và nỗ lực. Hãy lắng nghe cậu ấy, tôn trọng cậu ấy cũng như ý kiến của cậu ấy, và chấp nhận cậu ấy như cậu ấy vẫn vậy. Và con sẽ được đền đáp công bằng. Giống như mẹ đã yêu bố như bố vẫn vậy.

Biết mình được yêu vì con người thực của mình sẽ khiến con cảm thấy tình yêu thật sự là chốn thiên đường, nơi mà con có thể từ bỏ mọi "vũ khí". Nó cho phép con được thực sự là mình mà không hề phải lo sợ bị giễu cợt và chối bỏ. Điều đó tuyệt vời vô cùng.

Chúc con được nghe lời-tỏ-tình-không-lãng-mạn: "Anh yêu em như em vẫn vậy!"

Bố của con.

Muon va can


Nhìn chung, có một sự khác nhau rõ rệt giữa hai khái niệm cần và muốn. Tôi muốn có một chiếc Dylan, thật sự muốn như thế, nhưng tôi chỉ cần một chiếc Super Dream đàng hoàng để làm phương tiện đi lại, phục vụ công việc mà thôi.

Nguyễn Huy Tâm (blog Ahn)

Muốn được hiểu là những khao khát để phục vụ cho niềm vui, cái tôi muốn thể hiện, khao khát được chứng tỏ.

Muốn dựa vào cảm tính của con người, và con người chúng ta muốn là vô hạn. Còn cần khác muốn thế nào? Cần là khi điều đó thực sự cần thiết cho chúng ta trong cuộc sống. Cần đảm bảo các yêu cầu: chỉ cần có được, tiết kiệm được, tính hữu dụng cao, đảm bảo trong một quá trình. Cần không mang tính thời trang mà mang tính chiến lược, phụ thuộc nhiều vào lý trí của con người.

Và tôi chỉ cần như thế…

WANTS (cái mình muốn) NEEDS (cái mình cần)

Gia đình:

Ai cũng muốn cho mình có được một gia đình hạnh phúc, với ba mẹ, anh chị em, ông bà… Với những bữa cơm đầm ấm, đầy tiếng cười. Tối cuối tuần có thể cùng nhau ăn nhà hàng. Một gia đình với những mối bất hòa luôn được giải quyết triệt để và hài hòa.

Thực sự chỉ cần một gia đình bình yên. Không có tiếng cãi nhau, không có tiếng hét thất thanh giữa đêm tối tĩnh mịch. Không có tiếng khóc của chị gái, trái tim run lên khi nghe mùi rượu của anh trai. Chỉ cần được sống cùng thằng em trai chung một mái nhà, đưa đón nó mỗi ngày đi học. Được có hơi người trong những đêm lạnh, có người trò chuyện…

Công việc:

Muốn làm sếp của 1.000 người, muốn làm ăn giỏi như Bill Gates. Muốn mỗi cái gật đầu kiếm ra hàng trăm tỉ đôla, hay cái nhíu mày cũng làm đối tác khóc thét lên. Hay xuống xuống một chút thì muốn được làm trong một công ty đa quốc gia, bay đi Mỹ, Canada training mỗi tháng. Lương thì kiếm vài nghìn đôla một tháng, công việc nhàn nhã, thích nghĩ ngơi thì cứ việc.

Cần một công việc ổn định, một công ty không tệ với một vị trí không tệ. Đi làm giờ hành chính để có thời gian lo cho người khác nữa. Cần có một người sếp giỏi, đáng tin cậy, chỉ bảo cho mình nhiều điều. Cần được làm việc trong một môi trường tốt, các anh chị em trong công ty giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ. Được làm việc trong công ty nước ngoài càng sướng, cơ hội luyện English. Cần lương bổng đủ trang trải chi phí sống, phụ giúp bố mẹ một ít, cho thằng cháu một ít, đi học Anh Văn thêm, còn lại tiết kiệm.

Tiền bạc:

Muốn giàu có nứt đố đổ vách. Muốn mua gì thì mua, sắm gì thì sắm. Tiền bạc gửi ngộp ngân hàng Thụy Sĩ. Muốn khi muốn làm gì thì làm, kể cả việc mua màu hồng vĩnh viễn không ai được xài…

Cần có một nguồn tài chính ổn định. Khi cần mua cái áo mới, cái quần mới, ăn một món ăn ngon mà không phải tính toán, đắn đo suy nghĩ. Hay khi mua cho người yêu một món quà cũng theo sở thích của người ta mà không tính nhẩm lại trong ví còn bao nhiêu tiền. Cần một khoản thích lũy nho nhỏ, khi ốm đau thì tự có thể xoay xở và chăm sóc mình, hay đề phòng khi có biến cố.

Người yêu:

Muốn người yêu là hoa hậu, phải là Hoa hậu thế giới kia. Da trắng, tóc dài và có một tâm hồn lãng mạn, thích thơ ca bay bổng. Mỗi tháng, hai đứa sẽ từ Việt Nam bay qua Nhật ngắm mặt trời mọc, bay qua Italy đi dạo trên những con đường mòn vẹt vết thời gian. Hay được đi dưới những con đường đầy lá phong vàng chiều cuối thu.

Cần một người yêu mình, hiểu mình. Cho dù khoảng cách có thể cách chia hai người, nhưng tâm hồn luôn hướng về nhau. Không cần quá đẹp, nhưng phải có duyên và có khiếu trò chuyện. Biết nấu ăn, nấu mì cũng được không sao cả. Biết chia sẻ công việc của mình và luôn nhẫn nại đọc những bài thơ mình tặng. Cần một bàn tay nóng giữa đêm lạnh, hai đứa ôm nhau nghe Hà Trần hát Sắc màu…

Bạn bè:

Muốn có những người bạn nổi tiếng, toàn là con nhà giàu, sang trọng để luôn cảm thấy xứng đáng. Muốn những người bạn luôn quan tâm mình, và khi mình cần thì giúp đỡ mình vô điều kiện…

Cần một người bạn thôi. Một người khi mình gọi điện giữa đêm khuya thì biết là vừa có chuyện. Một người bạn nhìn vào mắt mình thì hiểu mình buồn hay vui. Và khi mình buồn, chỉ cần im lặng ngồi đó bên cạnh, chỉ để cho biết có một người đang bên cạnh. Cần một người bạn không tính toán so đó, không nhìn mình bằng con mắt khinh khi khi túi mình trống rỗng. Và cần một bờ vai khi mình muốn khóc...

Tất cả những gì viết ra trên đây chưa bao giờ đủ cả. Còn có những mối quan tâm khác của một con người liên quan đến quá trình sống và làm việc. Thì cũng tương tự như thế, chúng ta sẽ phân tích ra giá trị của chữ CẦN và MUỐN… Tuy nhiên, ở mỗi con người, trong những môi trường khác nhau có cái cần và muốn đơn giản hay phức tạp khác nhau, không có cùng một mẫu số thống nhất. Cái quan trọng là khi đứng trước một món đồ hay một người nào đó, chúng ta cần biết chúng ta "muốn" họ hay chúng ta "cần" họ. Nếu trả lời "Tôi cần cô ấy (anh ấy)", khi đó chúng ta đã thực sự yêu...

Hãy nhìn lại bảng so sánh trên, những gì chúng ta muốn thật sự khác xa với những gì chúng ta cần. Bản thân tôi, cũng từng ngộ nhận những thứ mình muốn là những thứ mình cần, rồi chạy theo hoài nhưng không bao giờ với tới được. Tôi hy vọng trong những điều ở trên, có những điều của chính người đọc entry này, để biết mình đang muốn hay đang cần điều gì đó… Và tôi… Thực sự chỉ cần những điều đơn giản như thế mà thôi…

Nhìn chung, trong một bộ phận giới trẻ được cung phụng quá nhiều, thì khái niệm muốn tồn tại như là điều hiển nhiên. Bản thân họ được chu cấp những gì họ muốn, và không nhận ra làm sao để có được điều ấy. Đến một lúc nào đó, cái cần thiết thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu không còn, vì đó là điều hiển nhiên. Chính lý do đó tạo ra một đại bộ phận giới trẻ đua đòi, đòi hỏi trong khi đó không tự đi tìm cái mình cần và xa hơn, tự phục vụ cho bản thân, thỏa mãn những cái mình muốn.

Cái mình muốn chưa hẳn là cái mình cần…

Kham pha the gioi con nguoi

Cũng là người. Sao có người đánh rơi cả cái mũ không thèm quay lại nhặt. Có người chẳng đánh rơi cái gì mà lại rất hay đi nhặt nhạnh. Bởi họ luôn nghĩ rằng: Năng nhặt chặt bị.

Cũng là người. Sao có người chân vòng kiềng lại còn cứ thích mặc váy. Có người chân dài đến nách, mặc quần vải đẩy xe bán hàng rong ngoài đường (hôm tớ nhìn thấy một chị cao khoảng 1m73, đẩy xe bán rong ngoài đường, gọi vào mua cái bấm móng tay tiện thể nhìn mặt - xinh phết, phí).

Cũng là người. Có người quen nhau rồi mà nhìn nhau mặt vẫn lạnh te như Washington. Có người chưa quen nhưng đã thấy thân thiện và gần gũi rồi.

Cũng là người. Sao có người chẳng cần đánh gì lên mặt trông vẫn xinh. Có người trát cả cân phấn lên mặt mà vẫn không đỡ được.

Cũng là người. Sao có người chỉ mơ ước có một việc làm ổn định để bình yên bên gia đình. Có người lại tham danh vọng, muốn làm giàu thật nhanh bởi luôn nghĩ rằng: làm giàu không khó.

Cũng là người. Có người chỉ mong ước được một lần đến Hồ Gươm chơi. Có người thì thường xuyên đua xe quanh Hồ.

Cũng là người. Sao có người chỉ thích học gần nhà, gần ba mẹ, gần ngưòi thân. Có ngưòi lại chỉ thích bay thật xa, đến những nơi lạnh lẽo thiếu thốn đủ thứ và những tình cảm thân thương.

Cũng là người. Sao có người đi SH LX nhìn đằng sau dáng đẹp, tóc đẹp, quần hiệu, áo body sát sàn sạt, giầy Nine West… lên đằng trước nhìn mặt... chẳng liên quan. Có người đi xe đạp thôi cũng đã thấy yêu ơi là yêu ấy.

Cũng là người. Sao có người cả đời mình chẳng bao giờ quên được. Có nguời gặp rồi không muốn gặp nữa.

Cũng là người. Sao có người cứ nhận những thứ của người khác - là của mình. Có người lại toàn đem những gì mình có - chia cho người khác.

Cũng là người. Có người 5 năm yêu 1 người. Có người yêu một lúc 5 bé.

Cũng là người. Có người nấu cơm ngon ơi là ngon. Có người lại chỉ thích ăn cơm hàng.

Cũng là người. Có người cầm tờ giấy kẹo cả tiếng tìm thùng rác. Có người thì lúc nào cũng đứng cạnh thùng rác (vì chỗ nào cũng xả).

Cũng là người. Có người quý trọng cơ thể mình biết bao. Có người lại cứ thích đập đi, xây lại, lắp ráp, xẻo chỗ này đắp chỗ kia - trên chính cơ thể mình.

Cũng là người. Có người cố gắng sống sao cho thật - còn chưa ăn ai. Có (những) người - lại chỉ biết sống Ảo.

Cũng là người. Khi đã thành ngôi sao, hát có chán, cát-xê mấy chục ấu. Có người hát thật đắm say mê hồn, chưa nổi tiếng - cũng chỉ mấy trăm nghìn.

Cũng là người. Có người ở quê chỉ có 5 kênh VTV - học vẫn giỏi. Có người ở trên thành phố có cả wireless - kém vẫn hoàn kém.

Cũng là người. Có người học năm thứ ba đại học đi xe đạp vẫn oách. Có (đứa) học cấp 3 đi xe to xe đẹp - mà vẫn bị người ta khinh.

Cũng là người. Sao nhà giàu, đã giàu còn cho vay lãi cao. Nhà nghèo, đã nghèo còn phải đi vay lãi cao nhà giàu.

Cũng là người. Sao có người săn sàng đến với nhau giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn. Có kẻ gây ra tai nạn mà hèn mạt bỏ chạy.

Cũng là người. Sao có người là phụ huynh không muốn con mình đi chơi nhiều vì sợ hư. Có những bác phụ huynh còn lấy làm hãnh diện với hàng xóm - khi con gái mình được nhiều con trai đến đón.

Cũng là người. Có người với 10 triệu trang trải miếng cơm manh áo, 100 triệu xây được nhà, 1 tỷ làm việc thiện. Có người, 10 triệu cho một chai rượu, 100 cho một đêm bay, và 1 tỷ cho những cuộc ăn chơi triền miên.

Cũng là người ấy. Sao vừa yêu chó. Vừa thích ăn thịt chó.

Cũng là người. Sao có người coi vịêc nội trợ là một niềm vui trong cuộc sống. Có người lại coi: “Không bao giờ phải làm việc nhà” - là một niềm tự hào.

Cũng là người. Có người yêu quý ngôi nhà của mình biết bao. Có người cũng yêu quý nhà mình lắm nhưng sự lựa chọn của họ không phải là nhà mình - mà là nhà nghỉ.

Cũng là người. Sao có người nói “hãy làm việc đi” hiểu theo nghĩa này. Ngưòi hiểu theo nghĩa khác.

Cũng là chữ cái. Trẻ con đánh vần A, Bờ, Cờ. Người lớn nói abc - tức là nói không đơn giản là chữ cái.

Cũng là chữ X. Trẻ con sẽ là Xe đạp, Xích lô, Xúc xích. Người lớn sẽ là XXX.

Cũng là đôi mắt. Có đôi mắt nhìn thấu tâm can. Có đôi mắt chỉ soi vẻ bề ngoài.

Ừ thì cũng là em. Ngày xưa của tôi em búng bính trắng trong, long lanh thuần khiết. Em bây giờ cao sang sành điệu đê mê - tất nhiên không phải của tôi nữa.

Carot, trung va caphe

Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.

Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.

Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.

Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.

-Điều này nghĩa là gì vậy cha - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.

Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.

Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

Bi mat tinh ban

Kết bạn không khó, nhưng giữ cho tình bạn dài lâu mới khó। Đôi bạn thân thiết giống như khí oxy và chocolate: bạn cần nó để sống và để yêu cuộc sống। Sau đây là bí quyết giúp tình bạn tiến xa hơn.
1. Chọn bạn một cách khôn ngoan
Bạn tò mò thú vị về cô gái kia, một hot girl được nhiều người hâm mộ. Bạn quyết tìm cho ra điều gì khiến cô ấy hot đến thế. Thông thường người ta được yêu mến nhờ sự cuốn hút, nồng ấm, vui vẻ, thông minh và ngọt ngào, dễ thương nhưng không chảnh, tự phụ - một cô gái thật hoàn hảo phải không? Nhưng đôi khi, người ta nổi tiếng nhờ những thứ mà họ có: tiền bạc, sắc đẹp, xe mới, hoặc bạn trai có học thức chẳng hạn. Khi hình thành một tình bạn, điều cốt yếu là tìm ra lý do tại sao bạn lại muốn bên cạnh người đó. Nếu lý do trong sáng, thì bạn sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp hơn, bền chặt hơn. Có thể bạn bị thu hút bởi một cô nàng “của công chúng” do được nhiều chàng trai để ý hoặc mọi người hay nói về bạn ấy nhưng rõ ràng, nếu không có sự tin tưởng và yêu thương, tình bạn của bạn chỉ “thọ” trong một thời gian ngắn thôi. Tình bạn sẽ vững bền hơn khi cùng chia sẻ những sở thích, bên nhau trong những vui buồn của cuộc sống. Nếu các bạn không chỉ tràn đầy nhiệt huyết mà còn tạo thành một đội mạnh, nếu các bạn cùng viết báo kiếm nhuận bút và cùng thích tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo, vậy xem như là bạn thật may mắn. Hãy chọn bạn vì những phẩm chất bên trong và sở thích chung thay vì vị thế của họ. Khi ở bên những người bạn này, bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái, đáng tin cậy, và có những giây phút thật tuyệt vời.
2. Trân trọng bạn
Mẹ và bạn hay có những bất đồng về quan điểm sống, về cách ăn mặc, về trình độ, hay bất cứ điều gì. Bạn sẽ xông vào phòng, đóng cửa và gọi điện cho một nhỏ bạn. Bạn ấy sẽ lắng nghe, thông cảm và an ủi bạn. Khi cúp máy, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Và khi có điều gì may mắn đến với bạn, bạn ấy là người đầu tiên bạn kể. Khi bạn có dịp gì để kỷ niệm, bạn ấy vui mừng một cách chân thành và chẳng bao giờ ghen tỵ với bạn về điều đó. Đó là một người bạn thật sự. Vậy bạn đã làm gì để duy trì tình bạn với bạn ấy? Hãy cho bạn ấy biết bạn ấy ý nghĩa với bạn như thế nào. Nếu bạn ăn nói không khéo, hãy bày tỏ bằng cách tặng bạn ấy một món quà nhỏ, một cái giỏ hay một cuốn tạp chí mà bạn ấy yêu thích; hay khi có một tấm vé, hãy rủ bạn ấy đi xem phim cùng gia đình bạn. Bên cạnh những món quà vật chất, hãy làm cho bạn ấy những gì bạn ấy làm cho bạn. Chúc mừng khi thấy bạn ấy có chuyện vui, hãy nói rằng bạn ấy rất xứng đáng với những chiến thắng của mình. Hãy an ủi khi bạn ấy cảm thấy không vui. Hãy quan tâm bằng những câu hỏi như “Ai thắng cuộc vậy?”, “Khán giả thế nào?”, hay “Bà bạn xuất viện chưa?”. Khi bạn có một người bạn chân thành, đừng cho rằng điều đó là thừa, không cần thiết.
3. Đừng bỏ bạn vì bạn trai
Bạn và bạn trai bạn có thể có một kết cục là một cuộc sống hạnh phúc, cùng bên nhau cho đến khi bạn đầu bạc răng long. Nhưng hầu như những cuộc tình mùa hè không kéo dài đến mùa đông, và tình yêu học trò lại có những ngã rẽ khi vào đại học. Bi kịch ư? Không hẳn như thế! Hãy lắng xuống, bạn biết rằng đây là thời điểm để khám phá bạn là ai và bạn muốn điều gì ở cuộc sống, đừng nghĩ đến chuyện mãi mãi với anh chàng nào cả. Nhưng bạn gái với nhau lại khác. Bằng chứng là, mẹ bạn vẫn còn liên lạc với ít nhất một người bạn từ thời con gái. Hãy lưu ý điều này trước khi bạn quyết định nghỉ chơi với một cô bạn thân để đến với cậu con trai nào đó. Tại sao phải đánh đổi một tình bạn lâu dài với một mối quan hệ lãng mạn chớp nhoáng nhỉ? Nếu bạn và bạn ấy chơi với nhau từ năm lớp hai, đùng một cái không muốn nhìn mặt nhau bởi vì cả hai cùng kết một anh chàng (người mà hiếm khi thừa nhận mối quan hệ của cả hai), đã đến lúc để xem xét lại tình huống này. Hãy tính toán những con bài cho khéo, và bạn có thể có tất cả: bạn thân, bạn bè và cả bạn trai nữa. Bạn cũng không cần phải “thề không yêu” để tuyệt đối trung thành với bạn gái. Chỉ cần bạn không bỏ bê bạn bè là tốt rồi. Nhớ đừng bao giờ “bon chen” cạnh tranh cùng một anh bạn trai nhé. Tuyệt đối không được cầm cưa tán tỉnh bạn trai của bạn mình, dù chỉ trong tư tưởng. Hãy vui vì bạn mình có bạn trai, thậm chí ngay cả khi mình chưa có, vì bạn ấy thật đặc biệt và xứng đáng có được một bạn trai tử tế.
4. Một người bạn trọn vẹn
Không gì khó chịu hơn khi các bạn đang đi chơi cùng nhau mà bạn như quên béng mất bạn mình đang có mặt ở đó, vì bạn quá say sưa chuyện trò khi gặp đám bạn thuộc tầng lớp thượng lưu hay gặp anh chàng mà bạn đang kết. Nếu bạn quan tâm đến ai đó thì hãy xem họ là người trong cuộc trong mọ tình huống. Có thể bạn thấy mình “đàn chị” hơn nên cứ xông lên? Bạn có quyền đưa vào danh sách những người bạn ít gặp thường xuyên hơn cơ mà.
5. Đừng làm… bí thở Một người bạn thật sự biết tôn trọng những mối quan hệ khác cũng như những lúc “mình ta với ta” của bạn mình. Thậm chí là bạn thân nhất, nhưng không có nghĩa là bạn phải ngồi cạnh bạn ấy suốt các buổi học hay cùng đi chơi tất cả những buổi chiều. Nếu bạn quá đòi hỏi sự quan tâm từ bạn bè, bạn ấy có thể bực bội vì giống như là làm nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nếu bạn cứ bám lấy bạn ấy quá chặt, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm quen bạn mới.
6. Không cãi nhau không phải là bạn
Không nhất thiết là bạn thân thì phải cùng mọi quan điểm. Những hiểu lầm và tranh cãi là hiển nhiên. Trút hết bực bội ra ngoài, đừng có tích trữ trong lòng. Nếu việc bạn phản đối là chính đáng, hãy nhấn mạnh vấn đề một cách cụ thể, khéo léo và theo lẽ phải. T. hẹn gặp bạn ở rạp chiếu phim mà sau đó không đến? Đừng la toáng lên “Cậu là người tồi, tớ chẳng bao giờ lên hẹn hò gì với cậu nữa đâu!”. Thử xem: “Tớ chờ dài cổ mà cậu không đến, chuyện gì đã xảy ra thế?” Rồi lắng nghe bạn ấy trả lời, và cho bạn ấy biết rằng sau này bạn đánh giá cao nếu bạn ấy gọi điện báo cho bạn khi không thể thực hiện được. Bạn của bạn có quyền nổi điên lên với bạn. Bạn làm lộ bí mật của bạn ấy, bỏ bạn ấy khi bạn ấy cần bạn, hay làm vỡ món đồ mà bạn mượn bạn ấy. Hãy xin lỗi thay vì có hành động chống chế, và đừng để điều đó xảy ra lần nữa. Đôi khi các bạn cũng phải biết sống chung với thói xấu của nhau. V. lúc nào cũng “rùa” nhưng bạn ấy là người tuyệt vời, vậy khoan bắt bạn ấy phải đúng giờ y chang. D. hay nói và hơi nhiều chuyện, vậy khi nói chuyện tốt nhất là tự giữ bí mật cho chính mình. Cuối cùng, luôn nhớ rằng các bạn là bạn, không phải là nhân bản, không thể lúc nào cũng nhìn nhận sự việc giống nhau. Hãy cảm thông, thẳng thắn và các bạn vẫn mãi là bạn dù điều gì xảy ra.
7. Giữ liên lạc
Cuộc sống có nhiều thay đổi. Người chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, người đi học xa... Điều đó không có nghĩa là họ đã ra khỏi cuộc đời bạn nếu bạn vẫn giữ liên lạc. Gọi điện, viết thư, email, nhớ ngày sinh nhật, chia sẻ tin tức, đi thăm... Khoảng cách sẽ không làm một tình bạn chân thành bị ngăn cách.